Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2019

CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020.

Hình ảnh
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2020.

THÔNG BÁO VỀ MỘT CUỐN SÁCH CÓ NGUỒN GỐC LẤY CẮP TỪ BLOG CỦA DIENBATN.

Hình ảnh
THÔNG BÁO VỀ MỘT CUỐN SÁCH CÓ NGUỒN GỐC LẤY CẮP TỪ BLOG CỦA DIENBATN. VÀI LỜI MỞ ĐẦU: Ngày hôm trước , Thành Vuông có gọi cho dienbatn hỏi có phải xuất bản cuốn THẤT SƠN THẦN QUYỀN hay không ? Sao trong sách đăng toàn hình ảnh của anh vậy ? dienbatn ngớ người ra và nói Thành Vuông cho mượn cuốn sách đó. Theo Thành Vuông , cuốn sách này mua từ số 1 Đông Tác là Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Chưa rõ thực hư ai ở Đông tác đã xuất bản cuốn sách , nhưng trong cuốn này có đề tên 2 người : KS. TRẦN KỲ NGHĨA ở Đại học quân sự Hà Nội , nhà ở TP.HỒ CHÍ MINH và Liên Nhã TRẦN KIM CANG ( Nay đã mất ). Cuốn này xuất bản không phải như đã đề là năm 2008. Qua một người em, dienbatn được biết Thày   Liên Nhã TRẦN KIM CANG   đã mất cách đây không lâu .  Liên Nhã TRẦN KIM CANG   có 3 cuốn sách : " BÍ TẮC KIM CANG CÔNG PHU - KIM CANG DỊCH QUÁI LINH PHÙ - THẦN QUYỀN LỤC PHÁP ". Thày  Liên Nhã TRẦN KIM CANG  không hề có cuốn nào viết về THẤT SƠN THẦN QUYỀN cả. dienbatn có trích đăng và

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2019.

Hình ảnh

Những hàng cây cổ thụ của Saigon

Hình ảnh
Hồi thời Pháp mới qua và bắt đầu quy hoạch Sài Gòn, họ cho trồng rất nhiều cây dọc hai bên những con đường lớn. Đường nào cũng đầy bóng râm bóng mát, là chỗ nghỉ trưa lấy sức của những người lao động và giới bình dân. Trước 1975, cây cổ thụ còn rất nhiều và đã đi vào nhạc với “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”. Giờ vì viện cớ quy hoạch, mở rộng đường nên đã chặt phá dần dần, nhiều con đường rợp bóng cây giờ đã trở thành hoài niệm. Hồi 2003, toàn bộ hai hàng cây cổ thụ từ đoạn ngã 3 Bà Quẹo đến cầu Tham Lương bị hạ, để rồi con đường đó giờ thênh thang… nắng gắt. Con đường Duy Tân cây dài bóng mát Đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) thời Pháp Hàng me trên đường Gia Long (nay là Lý Tự Trọng) Năm 2015, hàng trăm cây cổ thụ trong công viên Gia Định (còn có tên khác là công viên Cây Xanh) bị chặt hạ, công viên cây xanh nay đã kém xanh hơn. Cây trong công viên Gia Định  Gần đây hơn là năm 2018, vì xây cầu Thủ Thiêm 2, đã triệt hạ hơn 260 cây cổ thụ ở đường Cường Để xưa đầy kỷ niệm học trò với “

Đường Catinat – Tự Do và nếp sống Sài Gòn xư

Hình ảnh
Trong số hàng trăm con đường của Sài Gòn, đường Tự Do, sau này là Đồng Khởi, xưa là đường Catinat là một trong số rất ít những con đường kỳ cựu nhất. Nó hiện diện từ trước khi Pháp đánh chiếm Sài Gòn và tầm quan trọng của nó trải dài từ thời Pháp thuộc cho đến bây giờ. Có thể nói đường Tự Do là chứng nhân của những thăng trầm trong lịch sử đất Sài Gòn, là trái tim tưng bừng nhịp sống của một thành phố không ngừng đổi mới, cho đến ngày nay vẫn tiếp tục là một trong những con đường quan trọng nhất của Sai Gòn. Con đường kỳ cựu nhất Sài Gòn Năm 1861, khi Sài Gòn lọt vào tay quân Pháp thì con đường này đã có một quá trình dài góp mặt vào sinh hoạt của cư dân địa phương. Nó được biết đến nhiều vì ở đầu con đường, nơi giáp với bờ sông Sài Gòn, từng là nơi vua nhà Nguyễn đến nghỉ ngơi và… tắm (Bến Ngự). Tuy nhiên, từ trước năm 1865, nó cùng 25 con đường khác chỉ mang số thứ tự kế tiếp nhau, từ 1 đến 26. Phải chờ đến ngày 1-2-1865, Đề đốc De La Grandière mới đặt tên cho từng con đường một và c

Ngày nào tốt để xuất hành, khai trương năm 2020?

Hình ảnh
Ngày nào tốt để xuất hành , hoặc khai trương năm 2020 ? Hình hoa đào mùa xuân (nguồn internet) Tấm hình này có sức sống, nên TTL Blog đặt lại tên là Mùa xuân khoe sắc Xem hình này đã được chỉnh sửa tại  https://www.flickr.com/... Mời các bạn cùng tham khảo các ngày đầu năm 2020 sau:

Lm. Giuse Nguyễn Duy Tân thăm và chúc Tết dân oan Lộc Hưng

Hình ảnh

Sài Gòn xưa rợp bóng cây xanh

Hình ảnh
Sài Gòn từ đầu thế kỷ 20, khi được Pháp quy hoạch, người Pháp trồng rất nhiều cây xanh dọc những con đường lớn. Cho đến năm 1975, những con đường rũ bóng mát vẫn là một đặc trưng của Sài Gòn, đi vào nhạc rất thơ mộng: “Con đường Duy Tân cây dài bóng mát”. Nhưng rồi những năm gần đây, theo tốc độ đô thị hóa quá nhanh, lần lượt nhiều con đường cây xanh của Sài Gòn trở nên trơ trụi. Những ngày gần đây, chỉ số ô nhiễm ở Sài Gòn thường ở mức cao, làm cho nhiều người càng tiếc nuối về những hàng cây cổ thụ đã dần mất đi. Xin đăng lại những tấm hình Sài Gòn ngày xưa rợp bóng cây xanh để hoài niệm lại những tháng ngày đã qua. Hàng me trên đường Tự Do năm 1965-1966 Đường Minh Mạng (nay là Ngô Gia Tự) thập niên 1960 Đại lộ Lê Lợi năm 1965, hình chụp từ Rex Hotel Bệnh viện Grall trên đường Gia Long năm 1965, nay là Lý Tự Trọng. Bệnh viện này ngày nay là BV Nhi Đồng 2. Saigon 1965 – Photo by William S. Fabianic. Đây là đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) lúc còn cho lưu thông 2