Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 2 18, 2020

Bài mới trong sách mới vừa ra lò : về Lã Văn Lô với dân tộc học Nga - Xô

Hình ảnh
Thật ra bài đã có từ 2017 (đọc lại ở đây ). Bây giờ thì sách mới ra, sau một quá trình hoàn thiện bản thảo tới mấy năm. Hiện sách đang còn trên đường phát nhanh đến chỗ mình. Đến tối ngày 18/2 mới nhận được biên lai bưu điện gửi tới từ chủ biên qua e-mail. Bởi vậy, tạm thời sử dụng mấy tấm ảnh đi mượn về để sử dụng ở mục 2. Một ảnh đầu tiên là mượn về từ trang của Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, còn ba ảnh tiếp sau đó là mượn từ blog của đàn anh Vương Xuân Tình (mình có nhúng qua photoshop một tẹo). Có gì bổ sung thì dán dần ở bên dưới. --- Từ 2017 đến 2020 1 . Mùa hè năm 2017 2 . Giữa đại dịch Cô Vy 19 - 20, vào trung tuần tháng 2 năm 2020, thì đại khái, bài của mình là " Vấn đề dân tộc tự quyết và sự chuyển đổi trong nghiên cứu người Tày - Nùng của Lã Văn Lô " pp.149-172 trong sách sau: ..

Đầu năm, nghe tiếp chuyện bộ tượng thời Mạc ở Đào Xá (Thái Bình)

Hình ảnh
Bài trên Báo Thái Bình. Lên trang này 9/12/2019. Các thông tin cũ thì có thể đọc ở đây (năm 2019) hay ở đây (năm 2018). Có gì thì bổ sung ở dưới. --- “Hội linh” Đào Xá Thứ 2, 09/12/2019 | 09:01:46  1,488 lượt xem Chia sẻ Theo lời kể của các đại lão làng Đào Xá, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, khoảng năm 1970 chùa Hội Linh, làng Đào Xá bị phá dỡ, người dân thấy ở đầu cột lim có những dòng chữ Hán liền đi nhờ người dịch, biết được người công đức cột gỗ lim dựng chùa là Từ giám tướng quân Nguyễn Hữu Tý, người làng Đào Xá và hai vợ chồng người Đào Xá là con gái họ Nguyễn Phú lấy quan Nghè đã công đức chùa Hội Linh 10 pho tượng bằng đá quý. Cụm đình, chùa Đào Xá, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ. Thấy vậy, người dân Đào Xá đã “mượn đất” phía sau đình Đào Xá dựng một ngôi chùa nhỏ để rước 10 pho tượng đá vào thờ. Thật may mắn, 10 pho tượng đá được nhân dân Đào Xá “rước” về chùa mới sau đình Đào Xá thờ và bảo quản như một sự tri ân các bậc tiền nhân và “hội linh” 10 pho tượng cổ trong đó tám pho tư